Vật liệu tái chế đang có một tác động rất lớn đến lĩnh vực kiến trúc bằng cách thay đổi cách chúng ta tiếp cận thiết kế và xây dựng. Hãy cùng Tbuild tìm hiểu về những lợi ích mà vật liệu tái chế mang lại cho nền kiến trúc hiện đại
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:
Vật liệu tái chế giúp giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả gỗ, khoáng sản và nước. Điều này giúp bảo vệ môi trường và hạn chế việc khai thác tài nguyên quá mức.
Giảm lượng chất thải:
Sử dụng vật liệu tái chế giúp giảm lượng chất thải tạo ra trong quá trình sản xuất và xây dựng. Điều này có thể giúp giảm tải nguy cơ ô nhiễm môi trường và nguy cơ sức khỏe con người.
Khuyến khích sáng tạo trong thiết kế:
Vật liệu tái chế thường có tính chất và hình dáng khác biệt so với vật liệu truyền thống. Điều này khuyến khích các kiến trúc sư và nhà thiết kế tạo ra những thiết kế độc đáo và sáng tạo hơn.
Tích hợp lịch sử và kỷ niệm:
Vật liệu tái chế có thể được lấy từ các cấu trúc cũ hoặc có giá trị lịch sử. Việc sử dụng lại những vật liệu này có thể giúp bảo tồn di sản kiến trúc và kết nối với quá khứ.
Tăng khả năng chống chịu và bền vững:
Một số vật liệu tái chế có tính năng tốt hơn trong việc chống chịu thời tiết khắc nghiệt và tác động môi trường. Điều này góp phần vào tính bền vững của công trình xây dựng.
Tạo ra hình ảnh thương hiệu và giá trị tương tác:
Sử dụng vật liệu tái chế có thể tạo ra hình ảnh tích cực cho các tổ chức và doanh nghiệp, cho thấy cam kết của họ đối với bảo vệ môi trường và xã hội.
Tạo mô hình cho các dự án tương lai:
Cách sử dụng vật liệu tái chế trong các dự án hiện tại có thể trở thành một mô hình cho các dự án kiến trúc tương lai, khuyến khích ngành xây dựng thực hiện các dự án bền vững hơn.
Một số ví dụ về kiến trúc sử dụng vật liệu tái chế trong quá trình xây dựng:
- Rural Loft | Kiến trúc sư Digsau
Địa điểm: Delaware, Mỹ
Năm hoàn thành: 2011
Loại hình: Nhà ở
Vật liệu tái chế: Gỗ tái chế (ốp)
Rural Loft, căn nhà một tầng ở Delaware, là công trình sử dụng vật liệu tái chế được xây dựng tại Mỹ vào những năm 2021. Ban đầu trên khu đất là một nhà kho địa phương, sau đó được dỡ bỏ để xây dựng nên căn nhà độc đáo này. Các miếng gỗ của nhà kho được tái chế và sử dụng làm những miếng ốp cho căn nhà. Thiết kế của ngôi nhà đơn giản, gọn gàng và mở, tương tự như vùng nông thôn, sử dụng các loại vật liệu có màu sắc tự nhiên như: gỗ tái chế, nắp chai và đá.
- Collage House | S + PS Architects
Địa điểm: Navi Mumbai, Ấn Độ
Năm hoàn thành: 2015
Loại hình: Nhà ở
Vật liệu tái chế: Cửa sổ và cửa ra vào cũ, ống kim loại không sử dụng
Collage House – Ngôi nhà có thiết kế sáng tạo với ý tưởng tái chế và cắt ghép, được xây dựng và hoàn thiện tại Ấn Độ. Thiết kế của ngồi nhà tập trung vào tái chế (Bền vững) và hiệu quả (Thu hoạch nước), những yếu tố chính trong thiết kế. Dinh thự độc đáo với phần mặt tiền cắt ghép kết hợp tận dụng các cửa sổ và cửa ra vào cũ. Điểm thách thức trong thiết kế chính là địa điểm, nơi được bao quanh bởi các khu dân cư do đó từ bên ngoài có thể nhìn vào trung tâm ngôi nhà. Các cửa ra vào và cửa sổ trong không gian sống bổ sung cho cấu trúc bê tông lộ ra ngoài. Khu vực sân trung tâm sử dụng ống kim loại và ngói để dựng chi tiết và mặt tiền.
- Brickface House| Kiến trúc sư Austin Maynard
Địa điểm: Melbourne, Úc
Năm hoàn thành: 2017
Loại hình: Nhà ở
Vật liệu tái chế: Gạch đỏ tái chế và gạch tráng men xanh đỏ
Đó là một ngôi nhà nhỏ gọn làm bằng gạch đỏ tái chế, nằm ở phía sau của một ngôi nhà khác ở Richmond, Melbourne. Công trình được làm bằng gạch đỏ tái chế, kết hợp gạch tráng men màu đỏ và màu xanh tương phản. Ngôi nhà xây dựng từ những bức tường gạch cao, bên trong có hồ bơi và cầu thang xoắn ốc. Ngôi nhà bao gồm các không gian chức năng.
- Can Cube | Archi-Union Architects
Địa điểm: Thượng Hải, Trung Quốc
Năm hoàn thành: 2010
Loại hình: Công trình đa chức năng
Vật liệu tái chế: Lon đồ uống bằng nhôm tái chế
Can Cube tọa lạc tại Aux Campus Thượng Hải (Trung Quốc) là công trình điển hình cho việc sáng tạo trong kiến trúc bằng cách ứng dụng vật liệu tái chế. Mặt tiền là một ví dụ về một hệ thống tiết kiệm năng lượng hiệu quả, gồm một khung nhôm bao quanh các lon nước bằng nhôm. Sử dụng vỏ lon xây dựng mặt tiền giúp giảm lượng năng lượng cần thiết cho quá trình tái chế. Toàn bộ cấu trúc có thiết kế bền vững và hiệu quả, sử dụng hệ thống lọc nước mưa, hệ thống năng lượng mặt trời,… do đó tiết kiệm lượng năng lượng đáng kể.
- Recycled Materials Cottage | Juan Luis Martinez Nahuel
Địa điểm: Panguipulli, Chile
Năm hoàn thành: 2008
Loại hình: Nhà ở
Vật liệu tái chế: Vật liệu tái sử dụng từ các ngôi nhà khác (dầm, sàn, cửa được mua lại từ các ngôi nhà khác)
Ngôi nhà này được thiết kế bởi Juan Luis Martinez Nahuel, nằm ở Chile, đây một trong những ví dụ tốt nhất về việc áp dụng các vật liệu tái sử dụng. Các vật liệu được sử dụng trong căn nhà được tái sử dụng từ vật liệu của các ngôi nhà khác nhau như cửa kính, sàn gỗ, dầm và miếng thép.
Có thể nói, sử dụng vật liệu tái chế trong xây dựng đang dần trở thành xu hướng trong kiến trúc hiện nay, đang được các kiến trúc sư ứng dụng nhiều vào các công trình thực tiễn. Những công trình được xây nên từ những loại vật liệu tái chế không chỉ có thiết kế độc đáo, sáng tạo mà còn giúp bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.